1. Khoảng cách trồng
Khoảng cách cây cần thay đổi tùy loại cây giống. Khoảng cách trồng trung bình 8 x 8 m. Trồng một hàng trên liếp đơn hay hai hàng theo hình nanh sấu trên liếp đôi.
2. Trồng vă chăm sóc cây con
Loại bỏ vật liệu làm bầu, đặt cây vào lỗ đào trên mô, lấp đất vừa quá mặt bầu cây con, ém đất xung quanh gốc. Cắm cục giữ cây, tưới đẫm nước. Dùng rơm hay cỏ khô đậy mô giữ ẩm. Cần che mát cây con trong thời kỳ đầu. Khi cây phát triển qua 1 mùa khô thì loại bỏ dần vật liệu che mát.
Nếu bứng bầu đất thì sau khi bứng nên để bầu cây con nằm ngang trên mặt đất ở nơi thoáng mát vài ngày mới trồng vào đất.
Che nắng hướng Tây trong 12 tháng đầu, nhất là vào các tháng nắng chiều, vì cây phát triển rất chậm trong điều kiện nắng gắt.
HIỆN TƯỢNG CHẾT CÂY CON SAU KHI TRỒNG
Cây sầu riêng con khi đem trồng thường có tỷ lệ chết cao. Hiện tượng này có thể do một hay nhiều nguyên nhân sau:
- Thiếu nước tưới hoặc tưới không đủ làm cây bị hốc. Trồng cây không che mát ở giai đoạn đầu. Đất không thoát nước tốt.
- Đất sét nặng làm rễ cây con kém phát triển, suy yếu dần. Đất nhiễm phèn, mặn, đất mới còn nhiều chất hữu cơ chưa hoai mục gây ngộ độc.
- Cây con có hệ thống rễ nhánh ít, nhất là cây chiết nhánh hoặc cấy tháp đọt, tháp cành. Rễ cây con tương đối giòn, dễ gãy khi vận chuyển bị sốc (đường xe). Cây con không được giữ chắc chắn sau khi trồng, bị gió thường xuyên sẽ làm lung lay rễ, tược tháp.
- Cây con bị thối rễ do nấm bệnh hoặc bị bệnh thán thư nặng (đốm lá) không hồi phục được.
- Bón quá nhiều phân nhất là phân đạm.
- Chọn đất tốt, nhẹ. Phần đất dưới đáy hố trồng cần làm tơi xốp. Nên bón lót phân lân, tro trấu.
- Cây con đem trồng cần có nhiều rễ nhánh.
- Nếu đường xa nên vận chuyển bằng ghe và nên giảm cây 2-3 tháng để dưỡng trước khi trồng.
- Tưới đủ nước
- Cây con cần được che mát tránh ánh nắng trực tiếp trong năm đầu tiên sau khi trồng. Buộc giữ cây chắc chắn.
- Tránh bón quá nhiều phân, bón phân chia làm nhiều lần. Nên pha phân để tưới trong giai đoạn đầu.
- Phòng trị các loại nấm gây hại ở giai đoạn liếp ương (đối với cây tháp) như :Sclerotium, Rhizoctonia, Pythium, Fusarium và thán thư (colletotricum).
3. Bồi mô, liếp và xới gốc
Trong 2 năm đầu tiên, mỗi năm bồi đất vào chân mô từ năm thứ 3 thì bồi đất toàn liếp. Mỗi năm bồi một lần vào đầu mùa khô để nâng dần độ cao của liếp. Hàng năm xới đất xung quanh gốc sâu 3-5 cm có thể kết hợp với bón phân.
4. Tưới nước
Cây con không chịu được khô hạn, nên cần tưới nước thường xuyên, nhất là trong mùa khô. Khi cây đã trưởng thành yêu cầu về nước quan trọng trong giai đoạn ra hoa trái, tuy nhiên có giống lại bị rụng hoa khi tưới thường xuyên. Cần thoát nước kịp thời trong mùa mưa, tránh đất ẩm ướt vì dễ tạo điều kiện cho nấm gây bệnh thối rễ phát triển.
5. Xen canh, che phủ đất
Vì sầu riêng được trồng với khoảng cách rộng, đo đó cần trồng xen để tăng thu nhập khi cây còn nhỏ. Có thể trồng chuối để tạo bóng mát cho cây sầu riêng con. Một số cây ăn trái có thể trồng xen với sầu riêng là nhãn, chôm chôm, măng cụt, bòn bon. Hoa màu ngắn ngày cũng có thể trồng được vài mùa. Lưu ý tránh trồng xen những cây dễ bị nấm Phytophthora tấn công như đu đủ, dừa, ca cao, quít, chanh, bưởi,...vì dễ làm lây lan bệnh cho sầu riêng. Xung quanh gốc sầu riêng nên giữ sạch cỏ để tránh tăng ẩm độ, hạn chế bệnh thối gốc chảy mủ. Trong mùa khô cần che đất chung quanh gốc, nhưng tránh phủ kín phần gốc thân.
6. Bón phân
Lượng phân bón cho mỗi cây qua các năm tuổi được đề nghị như sau:
- Năm thứ 1: Bón cho mỗi cây từ 200-300g urê, 500 g super lân và 50g KCL, chia khoảng 6 lần bón.
- Năm thứ 2-3: mỗi năm bón cho cây 400-500g urê, 400-500g super lân và 100-200g KCL chia làm 4-6 lần bón.
- Năm cho trái (năm thứ 4-5): bón cho mỗi cây khoảng 0,5-1 kg urê, N: 0,5-1 kg phân hỗn hợp NPK và 0,5 kg super. Bón chia ra làm 2 lần:
Lần 1: sau khi thu hoạch vụ trước, bón toàn bộ lượng super lân, 1/2 lượng urê và 1/2 lượng phân hỗn hợp NPK.
Lần 2: ở giai đoạn trước khi ra hoa 15-30 ngày, bón 1/2 lượng urê và 1/2 lượng phân hỗn hợp NPK.
- Năm cho trái ổn định: tăng dần lượng phân bón từ 3-5 kg urê-NPK-super lân (tỷ lệ 1:2:1) cho mỗi cây hàng năm và cũng chia làm 2 lần bón như trên.
Việc sử dụng phân KCL được cho là làm trái bị suợng, do đó khi cung cấp kali tốt nhất là dùng dạng sulfat kali (K2SO4) hoặc phân hỗn hợp NPK. Cần chú ý là một số phân Ammophosco (20-20-15) của Việt Nam điều chế sử dụng KCL là nguồn cung cấp K cũng làm trái sầu riêng bị sượng (do CL -). Bón tro bếp, xác mắm, đất nhiễm mnặn cũng cho hậu quả sượng kéo dài.
Cần chú ý bón thêm khoảng 20-30 kg phân chuồng hoai mục hàng năm cho cây. Trong năm thứ 1 và 2 nên pha phân để tưới. Từ năm thứ 3 trở đi thì xới đất chung quanh gốc để bón. Việc sử dụng thêm thuốc dưỡng cây có thể áp dụng trong các giai đoạn sau thu hoạch và mang trái.
7. Xử lý ra hoa, tăng đậu trái
Sầu riêng thường trổ hoa sau khi trải qua một thời kỳ khô hay mát, do đó việc xiết nước, che phủ giữ gốc khô ráo trong mùa mưa (tháng 8-9 dl) để giúp cây ra hoa trước tháng 12 dl hằng năm trong điều kiện ĐBSCL cần được chú ý nghiên cứu.
Hasan Mad và M.Z. Karim (1987) đã sử dụng Paclobutrazol với liều lượng 5-10 g pha trong 2 lít nước tưới cho mỗi gốc để giúp cây ra hoa.
Để tăng tỷ lệ đậu trái, có thể (1): cung cấp phấn bằng thụ phấn nhân tạo bổ sung, (2): bón lân và kali để tăng tỷ lệ thụ phấn, (3): hạn chế dùng thuốc sâu để côn trùng dễ hoạt động và (4) :phun KNO3 để tăng tỷ lệ đậu trái.